Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

6 giải pháp dành cho người thiếu ngủ

 

Trong một thế giới mà mức độ căng thẳng đang gia tăng, việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời đang giảm dần và công nghệ đang bị lạm dụng quá mức, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người phải vật lộn để ngủ đủ giấc.
Thiếu ngủ nghĩa là gì? Một số tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ?
Định nghĩa rộng về tình trạng thiếu ngủ là "tình trạng xảy ra nếu bạn không ngủ đủ giấc". Thời lượng để gọi là "ngủ đủ" sẽ khác nhau tùy vào đối tượng nhưng thông thường vào khoảng từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm đối với người lớn (thậm chí nhiều hơn đối với trẻ em và thanh thiếu niên).
Nếu bạn là người thường xuyên ngủ ít hơn thời lượng được khuyến nghị, bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cao hơn, cả hai khía cạnh thể chất và tinh thần. Chúng có thể bao gồm: sương mù não, mệt mỏi; tăng khả năng bị tai nạn, thương tích; cáu kỉnh và ủ rũ; giảm hiệu suất làm việc, tổn hại các mối quan hệ, nguy cơ tử vong cao hơn do các vấn đề ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thống miễn dịch của bạn. 
Nguyên nhân của chứng thiếu ngủ?
Các cuộc khảo sát cho thấy chứng thiếu ngủ thường do các yếu tố sau:
- Một chứng rối loạn làm gián đoạn giấc ngủ như rối loạn tuyến giáp, cơn đau, trào ngược axit dạ dày, ngưng thở khi ngủ hay còn gọi là ngáy.
- Lịch sinh hoạt và làm việc bận rộn.
- Căng thẳng quá độ.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc.
- Uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
- Ăn chế độ nghèo dinh dưỡng làm biến động đường huyết.
- Ăn quá gần giờ đi ngủ hoặc không đủ no vào bữa tối hoặc bữa cuối trong ngày (đặc biệt khi bạn đang áp dụng cách nhịn ăn gián đoạn).
- Mang thai và trải qua những thay đổi nội tiết tố khác.
Một số lưu ý về giấc ngủ đối với trẻ em và thiếu niên
Trẻ em và thiếu niên cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 9 tiếng mỗi đêm cho đến những năm đầu trưởng thành, khi nhu cầu này có xu hướng giảm xuống 1-2 tiếng (đưa nhu cầu của người trưởng thành xuống 7-8 tiếng). 
Bởi vì hầu hết trẻ em và thiếu niên cần thức dậy sớm để đi học, đi ngủ đúng giờ là điều rất cần thiết. Thói quen của trẻ em và thiếu niên có thể khác nhau nhưng thời gian đi ngủ tối ưu là từ 21h30 tối đến 6h30 sáng. Khảo sát của trường Stanford trên các học sinh trung học đã phát hiện ra rằng những học sinh có điểm cao hơn cho biết ngủ nhiều hơn và đi ngủ sớm hơn so với những học sinh có điểm thấp hơn. 
6 phương pháp tự nhiên điều trị chứng thiếu ngủ
1. Quản lý căng thẳng:
Có rất nhiều cách để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới quyết định cách nào thực tế và thực sự hiệu quả. Một số gợi ý để giảm căng thẳng như sau:
- Thực hành thiền
- Đọc sách tĩnh tâm
- Dành nhiều thời gian ngoài trời tiếp xúc với thiên nhiên.
- Tập thể dục.
- Hoạt động nhóm xã hội, làm thiện nguyện.
- Chơi nhạc cụ, làm nghệ thuật, hoặc cái gì đó sáng tạo.
- Sử dụng tinh dầu.
- Tập yoga, các bài tập thở sâu hoặc kéo giãn cơ.
2. Tránh ánh sáng xanh vào ban đêm:
Thay vì sử dụng điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử hoặc xem TV hãy làm điều gì đó nhẹ nhàng thay thế. Ánh sáng xanh từ màn hình trên các thiết bị điện tử có thể dẫn đến sự tỉnh táo do những thay đổi trong mắt và não của bạn từ đó sẽ làm bạn khó ngủ, dẫn đến thiếu ngủ hoặc mất ngủ. 
3. Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong ngày:
- Mỗi người đều có một đồng hồ sinh học 24h, một nhịp sinh học. Điều này giúp họ điều chỉnh sự cân bằng giữa thời gian thức dậy và thời gian nghỉ ngơi. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên rất quan trọng trong việc điều hòa hàng chục nghìn tế bào não chịu trách nhiệm hình thành nhịp sinh học. Võng mạc trong mắt truyền thông tin về bóng tối và ánh sáng đến não bộ, hỗ trợ quá trình này. Mức độ hormone melatonin tăng và giảm tùy thuộc sự tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Hóc môn này đạt đỉnh vào ban đêm khi trời tối (từ 3 đến 4 giờ sáng) để giúp ngủ ngon. Sau đó giảm dần vào lúc bình minh khi thức dậy để giữ cho cơ thể tỉnh táo. 
- Mở rèm cửa phòng ngủ để đón ánh sáng khi mặt trời mọc, đồng thời cố gắng ra ngoài vào buổi sáng ít nhất 10-30 phút (chẳng hạn như đi bộ), điều này giúp điều chỉnh nhịp sinh học và làm tăng sản xuất tự nhiên vitaminD. Vào ban đêm, hãy làm thử ngược lại, làm cho căn phòng thật tối và giảm tất cả ánh sáng nhân tạo để ngủ ngon hơn.
4. Tập luyện:
Tập thể dục hàng ngày ít nhất 30-60 phút, ở ngoài trời là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
5. Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Thực phẩm hỗ trợ bạn đi vào giấc ngủ bao gồm: các loại rau, thịt, cá, các loại hạt, sữa tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Không ăn thức ăn có nhiều carbohydrate hoặc đường sau bữa tối, gần giờ đi ngủ. Không tiêu thụ chất caffeine sau 2-3 giờ chiều. Bổ sung magie và omega-3 hàng ngày.
6. Tạo thói quen ngủ:
Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Viết ra những suy nghĩ, lo lắng hoặc "khoảnh khắc" biết ơn trong ngày vào nhật ký. Nhấp nháp một chút trà thư giãn, sử dụng tinh dầu, đọc một thứ gì đó truyền cảm hứng, thực hiện các động tác kéo dãn hoặc tắm nước ấm. Hãy sáng tạo ra bất cứ một quy trình nào phù hợp để giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. 


7 loại thực phẩm giúp bạn có một giấc ngủ ngon

 

Một trong những cách đơn giản nhất để duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần là ngủ đủ giấc. Để có một giấc ngủ ngon thì những gì chúng ta ăn có vai trò quan trọng. Hãy thử những loại thực phẩm sau đây và xem tác dụng của nó đối với giấc ngủ của bạn.
Các loại hạt:
Các loại hạt như quả óc chó, hạt hạnh nhân là nguồn tuyệt vời cung cấp trytophan-một loại axit amin sản xuất serotonin và metalonin (hóc môn hỗ trợ giấc ngủ). Qủa óc chó có nguồn metalonin riêng hỗ trợ giấc ngủ, trong khi đó quả hạnh nhân giàu magie, khi mức magie trong cơ thể thấp, chúng ta sẽ khó ngủ hơn. Vì vậy, các loại hạt sẽ rất hữu ích.
Thịt gà:
Thịt gà (chăn thả tự nhiên) cung cấp protein, riboflavin, phốt pho và selen có vai trò quan trọng trong một chế độ ăn lành mạnh. Thịt gà cũng có trytophan, giải phóng metalonin.
Trà:
Miễn là trà không chứa caffeine, uống một cốc trà buổi tối trước khi đi ngủ đã được chứng minh giúp mọi người dễ ngủ hơn. Trà hoa cúc, chanh dây, bạc hà là những lựa chọn thông minh.
Trái cây:
Một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh tổng thể là điều tốt nhất bạn có thể làm cho giấc ngủ, bao gồm một vài khẩu phần trái cây giàu chất dinh dưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên đối với giấc ngủ, một số loại trái cây tốt hơn trái cây khác như chuối, kiwi, quả anh đào.
Cá:
Các loại cá béo đánh bắt tự nhiên như cá ngừ, cá hồi thường có vitaminD và axit béo omega-3 có tác dụng hỗ trợ cho một giấc ngủ ngon. 
Hạt ngũ cốc:
Các loại ngũ cốc chứa nhiều magie sẽ giúp mức magie ở trong cơ thể bạn được cân bằng, không thiếu hụt. Vì vậy ăn một lát bánh mì ngũ cốc trước khi đi ngủ vài giờ sẽ tạo ra sự khác biệt trong chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn.
Cải xoăn và các loại rau lá xanh:
Cải xoăn, rau bina, cải xanh và các loại rau lá xanh khác cung cấp canxi và magie, giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Chúng cũng bổ sung chất xơ, thứ mà hầu hết mọi người cần nhiều hơn trong chế độ ăn uống của họ. 

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Liều dùng nghệ cho chứng viêm và các tình trạng khác

 

Để  tối ưu hóa lợi ích về sức khỏe của nghệ, đặc biệt để điều trị chứng viêm, liều dùng hợp lý là điều tối quan trọng. Việc sử dụng nghệ như thế nào tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và các mục tiêu sức khỏe tổng thể. Ngoài việc dùng nghệ tự nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung nghệ dạng viên. 
Trong các viên nghệ này, các nhà sản xuất đề cập rất nhiều đến một chất được gọi là curcumin, Các nghiên cứu cho thấy curcumin là lý do tại sao nghệ có tác động kinh ngạc đến sức khỏe. Hiện có trên 12.800 bài báo và nghiên cứu cho thấy curcumin có tác dụng hữu ích đối với một số bệnh mãn tính như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư phổi và các bệnh viêm ruột. 
Câu hỏi đặt ra là bạn phải uống bao nhiêu tinh bột nghệ để phát huy hết công dụng của tinh bột nghệ và curcumin?!
Liều dùng nghệ được khuyến nghị mỗi ngày:
Liều dùng nghệ mỗi ngày phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục tiêu sức khỏe của bạn. Nếu bạn dùng nghệ để tăng cường sức khỏe nói chung và đạt được tác dụng chống viêm và chống oxi hóa của nó bạn nên dùng 500mg curcumin mỗi ngày. Đây là liều lượng nghệ phổ biến để giảm viêm nói chung.
Liều dùng nghệ cho những điều kiện cụ thể:
Đây là liều dùng nghệ cho người lớn trong những điều kiện và lý do sử dụng cụ thể:
- Liều dùng nghệ cho chứng viêm mũi dị ứng: uống 500 miligam curcumin mỗi ngày trong 2 tháng. 
- Liều dùng cho bệnh trầm cảm: uống 500 miligam curcumin hai lần mỗi ngày.
- Liều dùng cho người cholesterol cao: uống 1,4 gam chiết xuất nghệ chia làm hai lần mỗi ngày trong 3 tháng.
- Liều dùng nghệ cho bệnh gan không phải do rượu: uống 500 miligam chế phẩm chứa 70mg curcumin mỗi ngày trong 8 tuần. Ngoài ra viên nén 500mg (Meriva, Indena) chứa 100mg curcumin uống hai lần mỗi ngày trong 8 tuần cũng đã được sử dụng.
- Liều dùng nghệ cho bệnh ngứa: uống 1500 miligam nghệ chia làm 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần.
- Liều dùng nghệ cho bệnh viêm khớp: dùng viên nang nghệ từ 400 miligam đến 600 miligam 3 lần mỗi ngày hoặc 0,5 gam đến 1 gam bột nghệ đối với bệnh viêm xương khớp. 500 miligam hai lần mỗi ngày đối với viêm khớp dạng thấp.
- Liều dùng nghệ đối với bệnh viêm loét đại tràng: 
+ 3 gam sản phẩm curcumin cụ thể mỗi ngày trong 1 tháng kết hợp với phương pháp điều trị thông thường. 
+ 1,1 gam curcumin mỗi ngày trong 1 tháng, 1,65 gam mỗi ngày trong 1 tháng tiếp theo kết hợp với phương pháp điều trị thông thường. 
+ 2 gam curcumin mỗi ngày trong 6 tháng kết hợp với phương pháp điều trị thông thường. 
Sử dụng nghệ như thế nào:
Có nhiều cách để sử dụng nghệ: Kết hợp nghệ vào bữa ăn như là một loại gia vị. Uống trực tiếp dưới dạng bột, viên nang, viên nén. Lựa chọn các sản phẩm bổ sung kết hợp nghệ và tiêu đen vì tiêu đen làm tăng khả năng hấp thụ nghệ trong cơ thể. Dùng chung nghệ với chất béo tốt như dầu dừa và dầu oliu vì nghệ hòa tan trong chất béo làm tăng khả năng hấp thụ vào cơ thể. 
Rủi ro và tác dụng phụ:
- Dùng nghệ có an toàn không? Theo Trung tâm quốc gia về sức khỏe bổ sung Mỹ, nghệ được kiểm tra phục vụ mục đích sức khỏe được coi là an toàn khi uống hoặc bôi lên da. Sử dụng nghệ với liều cao hoặc trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. 
- Liều lượng tối đa của nghệ là bao nhiêu? Thông thường, liều lượng nghệ được khuyến nghị không quá 2000 mg mỗi ngày. 
- Sử dụng nghệ quá liều có thể gây ra:
+ Buồn nôn.
+ Bệnh tiêu chảy.
+ Tăng nguy cơ chảy máu.
+ Co thắt túi mật. 
+ Hạ huyết áp.
+ Co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.
- Sử dụng nghệ với liều lượng cao hoạt động như là một chất làm loãng máu tự nhiên, vì vậy tránh dùng nghệ/curcumin nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu như Warfarin, sắp phẫu thuật, đang mang thai hoặc mắc bệnh túi mật. 
Hãy tham khảo bác sĩ điều trị trước khi sử dụng nghệ đặc biệt là khi bạn đang điều trị bệnh, dùng thuốc hoặc chất bổ sung khác.


 

Đăng ký nhận thông tin sớm nhất

Liên hệ và hỗ trợ

Hotline: 0982461485 (Mrs.Cúc)

Email: anhquanflight@gmail.com

Về chúng tôi