Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

6 thói quen nuôi dạy trẻ thành công

 

6 thói quen để nuôi dạy trẻ thành công dưới lăng kính khoa học
Dưới đây là những nghiên cứu hữu ích và thú vị gợi ý cho các bậc cha mẹ đang mong muốn nuôi dạy trẻ thành công:
1. Đừng từ bỏ sự mong đợi đối với trẻ
- Bậc cha mẹ nào cũng có những sự kỳ vọng đối con của mình, họ hạnh phúc khi sự kỳ vọng trở thành hiện thực và không tránh khỏi thất vọng khi kết quả không được như mong muốn. Điều này trở thành áp lực đối với cả cha mẹ và con cái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên áp đặt kỳ vọng của mình nên con cái hay để chúng phát triển tự nhiên?
- Câu trả lời là: đặt kỳ vọng cao và nhất quán trong tư tưởng và hành động. Dựa trên một nghiên cứu tại nước Anh với đối tượng là 15.000 phụ nữ trẻ trong vòng 10 năm. Kết quả cho thấy "những đứa trẻ thường được cha mẹ nhắc nhở thường xuyên về sự kỳ vọng của họ với chúng" thường:
+ Ít thất nghiệp khi trưởng thành.
+ Ít khả năng làm những công việc lương thấp và không yêu thích.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn.
+ Ít có khả năng mang thai khi ở tuổi vị thành niên.
2. Học cách khen đúng đắn
- Các bậc cha mẹ thường khen ngợi con cái của mình một cách tự nhiên như:
+ Con rất thông minh hoặc tài năng.
+ Con rất tốt bụng.
+ Con rất mạnh mẽ hoặc nhanh nhẹn.
- Hãy thay đổi cách khen hướng tới sự nỗ lực và quá trình hơn là thành tích và kết quả. Công trình nghiên cứu của đại học Stanford đã chỉ ra rằng, theo thời gian việc khen ngợi những đứa trẻ vì nỗ lực của chúng bỏ ra để làm có hiệu quả hơn rất nhiều. 
- Ví dụ: Thay vì khen "con là một họa sĩ thiên tài" hãy nói "bố mẹ rất ấn tượng với nỗ lực của con khi con vẽ bức tranh, và qua đó bố mẹ thấy bức tranh thật đẹp".
3. Khen ngợi thường xuyên hơn 
- Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng tiết kiệm lời khen ngợi với con cái. Một nghiên cứu của trường đại học Brigham Young đã nghiên cứu những lời khen ngợi và chỉ trích trong các lớp học ở trường tiểu học. Các nhà nghiên cứu đã tham gia các buổi học 20 phút trong vòng 3 năm. Theo dõi cách giáo viên tương tác với 2.563 học sinh từ mẫu giáo tới tiểu học. Kết quả: tỷ lệ em được khen ngợi càng cao thì kết quả  học tập sau đó thường tốt hơn. 
- Tất nhiên, lớp học, gia đình và xã hội sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, hãy tập thói quen khen ngợi con cái nhiều hơn so với mắng mỏ và chỉ trích.
4. Yêu cầu con cái làm việc nhà
- Nghiên cứu lâu dài nhất trong lịch sử của đại học Harvard đã chỉ ra hai chìa khóa mà mọi người cần đề thành công và hạnh phúc đó là:
+ Tình yêu.
+ Đạo đức làm việc.
- Chúng ta sẽ tập trung vào yếu tố thứ hai. Đạo đức làm việc cần được tập trung vun đắp từ nhỏ. Cụ thể là qua các công việc gia đình. Ở Việt Nam là rèn luyện tinh thần yêu lao động cho trẻ từ khi còn nhỏ. Đừng ngại trẻ làm việc nhà chưa tốt (dẫn đến việc cha mẹ làm lại hoặc làm thay cho nhanh). Không chỉ đơn giản là phụ giúp cha mẹ làm việc nhà mà là trẻ đang học cách để có một cuộc sống hạnh phúc thông qua trải nghiệm lao động.
5. Hãy ở bên con
- Nhiều bậc cha mẹ đôi khi đối mặt với "tình huống tiến thoái lưỡng nan": Nếu con bị thương, mắc lỗi hoặc đối mặt với một thử thách lớn, cha mẹ nên:
+ Vội vàng đến bên con, an ủi.
+ Giữ một khoảng cách để con tự lập, giải quyết và có cơ hội trưởng thành.
- Nghiên cứu chỉ ra khi gặp tình huống như vậy hãy đến bên con, động viên và an ủi. Điều này có thể không giải quyết được tất cả mọi vấn đề của đứa trẻ, nhưng giúp trẻ biết rằng chúng có sự đồng cảm và quan tâm của cha mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ chia sẻ đồng cảm một cách phù hợp thường "điều chỉnh tốt hơn về mặt xã hội" khi trưởng thành.
6. Chú ý đến "tính xã hội" của con
- Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Jama Pediatrics cho thấysự liên quan đến trẻ mẫu giáo được đánh giá là có "tính xã hội" và thành công về tài chính 30 năm sau.
- Các giáo viên mẫu giáo ở Montreal, Canada được yêu cầu theo dõi học sinh dựa trên các đặc điểm như: không chú ý, tăng động, hành vi chống đối, gây hấn, cuối cùng là tính xã hội. Kết quả: trong vòng 30 năm sau, những đứa trẻ được xếp hạng về tính xã hội cao thường kiếm được 12.000 USD/1 năm nhiều hơn những đứa trẻ được đánh giá thấp.
- Tất nhiên đây chỉ là một nghiên cứu hẹp thiên về góc độ kinh tế, tuy nhiên bậc cha mẹ nào cũng cần vun đắp, bồi dưỡng, quan tâm đến khả năng giao tiếp xã hội của con, tham gia vào các hoạt động cộng đồng từ khi còn nhỏ, để từ đó đứa trẻ có thể hòa nhập vào bất kỳ môi trường nào khi trưởng thành.


 

Đăng ký nhận thông tin sớm nhất

Liên hệ và hỗ trợ

Hotline: 0982461485 (Mrs.Cúc)

Email: anhquanflight@gmail.com

Về chúng tôi