Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Cách vượt qua bệnh viêm loét dạ dày


Khái niệm: Viêm loét dạ dày là những tổn thương ở bên trong dạ dày. Những cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra bởi axit dạ dày tác động lên vết loét hoặc thức ăn bạn ăn cọ xát vào các vết loét đó.
Dấu hiệu:
Một trong những dấu hiệu và cảnh báo lớn nhất về việc bạn bị viêm loét dạ dày gồm những cơn đau ở các vị trí bất kỳ từ rốn đến xương ức, phổ biến là ở vùng thượng vị. Các cơn đau co thắt và đôi khi bạn cảm thấy nóng trong. 
Những cơn đau xuất hiện khi dạ dày trống rỗng. Nếu khoảng 2 tiếng sau khi ăn, bạn bắt đầu có những cơn đau và cảm giác nóng rát thì đó là dấu hiệu bạn bị viêm loét dạ dày. Bạn cũng có thể bị đau vào giữa đêm trong nhiều trường hợp. 
Nguyên nhân: 
70% người bị viêm loét dạ dày nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn có tên là H.Pylori (gọi tắt là vi khuẩn HP). Bởi vậy để chữa trị viêm loét dạ dày một cách đúng đắn, chúng ta phải tăng số lượng các vi khuẩn có ích và loại bỏ các vi khuẩn có hại, làm giảm vi khuẩn HP trong cơ thể. 
Cách điều trị:
Chúng ta hãy thực hiện 3 bước sau đây để có thể chữa trị viêm loét dạ dày nhanh, hiệu quả.
Bước 1: Loại bỏ các tác nhân kích thích 
- Ăn quá nhiều là một trong những tác nhân lớn nhất gây đau. Nếu bạn đang có thói quen ăn nhiều thức ăn trong một bữa, hãy chia và ăn những bữa ăn nhỏ thương xuyên trong ngày.
- Ăn thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu v.v là tác nhân gây ra những cơn đau nhiều hơn.
- Ăn thực phẩm chế biến gây ra nhiều tác hại đối với bệnh viêm loét dạ dày
- Đường: Tránh xa các loại đường sản xuất công nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chữa trị viêm loét dạ dày.
- Cà phê, đồ uống có cồn làm cho viêm loét dạ dày trở lên nặng hơn.
- Thực phẩm có tính axit như tương cà chua có thể gây đau nhiều hơn đối với người bị viêm loét.
Bước 2: Thay đổi chế độ ăn
Top những thực phẩm nên ăn đối với những người bị viêm loét dạ dày:
- Nước dùng xương ở trong một độ pH nhất định có thể làm dịu cơn đau do viêm loét dạ dày. Nước hầm xương có chứa prolinglutamine là hai amino acids có thể giúp phục hồi thành dạ dày. Khuyến nghị người bị viêm loét nên dùng 2 đến 3 bát nước canh xương hàng ngày.
- Nước ép nha đam có độ pH nhất định và một số chất dinh dưỡng gọi là polysaccharides có thể giúp phục hồi vết loét dạ dày.
- Rau nấu chín như cà rốt, măng tây và đặc biệt là nước ép cải bắp. Nước ép cải bắp có chứa một loại lưu huỳnh giúp chữa lành thành ruột và dạ dày.
Như vậy, người bị viêm loét dạ dày có thể thiết lập một chế độ dinh dưỡng kết hợp nước dùng xương, nha đam, bắp cải hàng ngày. Ví dụ như bạn có thể ăn soup nấu với nguyên liệu là gà và bắp cải rồi uống nước ép nha đam hàng ngày. Đây là một chế độ ăn tuyệt vời dành cho người bị viêm loét dạ dày.
Bước 3: Sử dụng đúng viên uống bổ trợ 
- Licorice root extract) 500 milligrams mỗi ngày, DGL licorice root extract. Licorice root extract giúp chữa lành và làm dịu cơn đau gây ra bởi viêm loét.
- Soil based probiotics (SBOs) sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn HP và các vi khuẩn có hại.
- Trà hoa cúc nên uống 2 cốc trà hoa cúc mỗi ngay
- L-glutamine powder như bone broth protein và collagen protein có chứa các amino acids giúp phục hồi thành ruột. 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký nhận thông tin sớm nhất

Liên hệ và hỗ trợ

Hotline: 0982461485 (Mrs.Cúc)

Email: anhquanflight@gmail.com

Về chúng tôi