Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị
tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao
nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết
định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ
khác có liên quan của người đến nhận;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật,
phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng,
khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm
giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang
vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện
đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người
quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản
về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình
trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của
bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch
thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước
quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ
quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử
dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện
việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy
đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa
ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm
về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.
Điều 17. Xử lý
tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý
do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra
quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại
chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm
yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại
chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm
quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để
xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét