Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI DẠY TRẺ BƯỚNG BỈNH

Trẻ bướng bỉnh là điều không thể tránh ở mọi đứa trẻ. Nhiều hành động của bố mẹ không những không làm con ngoan hơn mà còn khiến trẻ bướng hơn rất nhiều. Hãy đọc bài sau để không lặp lại những sai lầm đó nhé!
1. Bố mẹ không biết cách nói để trẻ hiểu
Đôi khi trẻ khư khư làm theo ý mình và phớt lờ lời nói của cha mẹ là có lý do. Trẻ không thể đủ nhận thức để hiểu vì sao việc chúng làm là sai mà chỉ nghĩ rằng việc bố mẹ cấm cản là vô lý. Chính vì vậy việc của bố mẹ là giải thích vì sao trẻ không được có hành vi như vậy bằng cách nói nhẹ nhàng, tình cảm. Chắc chắn trẻ sẽ nghe, còn ngược lại bạn quát mắng, cấm đoán con mà không nói rõ lý do thì khác nào bạn đang dùng sự to lớn quyền uy của một người lớn để đàn áp đứa trẻ con. Chúng sẽ nghĩ bạn đang sai và phản ứng lại. Để tránh tình trạng này xảy ra, mẹ nên khắc phục cách nói chuyện, truyền tải câu chữ, thông điệp với bé một cách tình cảm và dễ hiểu nhất. Hãy luôn nghĩ rằng trẻ sẽ không biết trẻ đang sai nếu bạn không nói cho trẻ hiểu.
2. Hăm dọa không hiệu lực
Trong lúc bực dọc, tức giận, người lớn thường hù dọa con trẻ nhằm để trẻ sợ và nghe lời theo. Khi bạn chọn cách này đồng nghĩa với việc là bạn sẽ sử dụng nó mãi trong suốt quá trình dạy con. Nghĩa là với bất kỳ vấn đề gì bạn muốn trẻ nghe theo đều phải hăm dạo, chứ nói bình thường trẻ sẽ không nghe theo. Từ đó nhiều bố mẹ cho rằng con mình hư, lỳ lợm. Nhưng thực chất đó là hệ quả qua cách dạy con sai lầm của bố mẹ. Cấp độ nhẹ thì khi bạn lớn giọng trẻ sẽ nghe, nghĩa là bạn luôn phải quát mắng trong mọi vấn đề. Cấp độ nặng hơn là càng ngày trẻ càng đơ lỳ và không còn sợ lời quát mắng của bố mẹ nữa.
Thay vào đó, mỗi khi trẻ không nghe lời, nên dạy và răn trẻ bằng những hình thức, nguyên tắc đơn giản, dễ phát huy hiệu lực. Ví dụ: Khi con không ăn cơm ngoan, thì bạn sẽ không cho bé xem chương trình tivi vào tối hôm đó, thậm chí để trẻ nhịn đến bữa sau mà k cho ăn thêm bất cứ thứ gì. Nếu vẫn không có hiệu lực thì bạn cần áp dụng nguyên tắc thưởng phạt cụ thể hơn: mẹ bấm giờ 20 phút nếu con ăn không xong con hãy ra ngoài úp mặt vào tường 15 phút cho mẹ, nếu con ăn ngoan con sẽ được đi chơi và mua đồ chơi vào cuối tuần,...
3. Con ăn vạ là dỗ dành
Khi phạm lỗi hoặc không được làm việc gì đó theo ý mình, trẻ thường có xu hướng khóc lóc, ăn vạ. Trẻ biết rằng mình sẽ được ba mẹ vỗ về, an ủi. Chỉ một lần vuốt ve thôi, trẻ sẽ nhớ mãi và tiếp tục ăn vạ mãi về sau. Do đó, với cách dạy trẻ bướng bỉnh, đôi khi ba mẹ cũng cần cứng rắn, làm lơ khi trẻ cố tình ăn vạ gây sự chú ý. Yên tâm rằng chỉ một lúc sau, khi không thấy ai đả động gì, trẻ sẽ biết chiến thuật này của mình không có tác dụng và dừng chuyện quấy khóc ngay. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý về hoàn cảnh của câu chuyện, tránh để bé vật vã, nằm dài giữa đường mà không quan tâm gì. Lúc này, nên lựa lời dẫn trẻ về nhà và “xử lý” đúng cách sau.
4. Nổi giận khi con đánh trả
Không ít trẻ có thói xấu giơ tay đánh người lớn mỗi khi không vừa ý hay tức giận. Nếu lúc này, ba mẹ cũng đánh lại, chẳng khác nào cư xử như bạn bè đồng lứa với con. Một là nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu đó là điều không nên, hai là nghiêm khắc cực kỳ để trẻ hiểu ra hành động sai trái của mình. Tuyệt đối đừng làm lơ trước những thói quen xấu dạng này, bởi theo thời gian rất dễ định hình nhân cách không tốt cho trẻ.
5. Cách dạy trẻ bướng bỉnh
Tránh lạm dụng roi vọt. Trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng dùng bạo lực trong việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Nếu ba mẹ cũng dùng cách tương tự để dạy dỗ con, chẳng khác gì tiếp thêm mồi phát triển cho thói quen xấu xí này. Vì vậy, nên tránh dùng đòn roi ít nhất có thể. Trẻ em như tờ giấy trắng, vì vậy không khó để dạy dỗ con nên người, càng không được nghĩ rằng tính tình ngang bướng sẽ không thay đổi được. Kiên nhẫn và cải thiện từ từ, rồi đâu sẽ vào đấy ba mẹ nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký nhận thông tin sớm nhất

Liên hệ và hỗ trợ

Hotline: 0982461485 (Mrs.Cúc)

Email: anhquanflight@gmail.com

Về chúng tôi