Bữa tối là khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với bất cứ gia đình nào, đây là lúc các thành viên tụ họp và chia sẻ. Đặc biệt đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ, sẽ rất quan trọng để các con chia sẻ những suy nghĩ của chúng với người lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này không thực sự dễ dàng.
Jaime Alter, một người mẹ ở Chicago có hai con 7 tuổi và 9 tuổi. Câu hỏi cô thường xuyên nói với hai đứa trẻ của minh trong bữa ăn đó là "ngày hôm nay của các con thế nào?", các con cô thường đáp lại là "ổn". Jaime không biết làm thế nào để cuộc trò chuyện với các con được cởi mở và sâu sắc hơn và không biết những suy nghĩ thực sự của chúng. Tình trạng này khá phổ biến đối với rất nhiều gia đình. Trong trường hợp này, các nhà tâm lý học khuyên bố mẹ hãy bắt đầu câu chuyện mà đừng đặt câu hỏi, bạn hãy chia sẻ những câu chuyện của mình trong một ngày, những điều làm bạn vui vẻ, mỉm cười. Bữa tối không phải là thời điểm thích hợp để mang những khủng hoảng, sự chỉ trích của bạn về nhà, bạn muốn những đứa trẻ hào hứng tham gia vào câu chuyện, những khoảnh khắc của gia đình. Khi bạn càng có thể làm hình mẫu cho một thái độ tò mò, thích khám phá thì các con của bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn để có thể thoải mái tiết lộ những suy nghĩ của chúng với bạn.
Sau đó, hãy chắc chắn lắng nghe những gì con bạn nói, thể hiện cho chúng thấy rằng bạn đang lắng nghe bằng cách đặt các câu hỏi hoặc trao đổi lại về những gì bạn đang nghe. Nếu con bạn có mối quan tâm hoặc gặp vấn đề, đừng ngay lập tức nói cho chúng phải làm gì mà khuyến khích con bạn tự mình đưa ra các giải pháp giải quyết. Sau đó, đề nghị đưa ra các biện pháp khác nếu các con khó khăn trong việc chọn lựa cách tốt nhất để xử lý tình huống.
Khi bạn đã biết cách làm thế nào để nói chuyện với các con, có những chủ đề quan trọng mà các gia đình nên trao đổi và thực hiện càng sớm càng tốt, khi những đứa trẻ nhỏ hơn 10 tuổi.
1. Tin tức:
Một vài chủ đề tin tức thời sự có thể khá đáng sợ và không phù hợp với trẻ nhỏ, tuy nhiên con của bạn có khả năng tiếp cận với nó thông qua các cuộc nói chuyện với bạn bè, nghe ở trên tivi hoặc xem trực tuyến. Vì vậy nếu con của bạn có hỏi bạn về những tin tức thời sự như: hỏa hoạn, tai nạn giao thông, bạo lực học đường v.v đừng lảng tránh mà giữ cuộc trò chuyện phù hợp với mức độ phát triển của đứa trẻ. Hỏi con những gì mà các con đã nghe và mối quan tâm của con, nhắc nhở rằng các con luôn an toàn và được bảo vệ, ngay cả khi bố mẹ không có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của con.
2. Biến đổi khí hậu:
Khi nói về biến đổi khí hậu, hãy thảo luận về tất cả những gì mà gia đình bạn bao gồm bố mẹ và các con có thể làm để bảo vệ môi trường. Tắt điện khi ra khỏi phòng để tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng túi nylon hay nhựa sử dụng một lần, khuyến khích con bạn giảm rác thải v.v.
Nếu gia đình cùng nhau xác định vấn đề và các cách giải quyết, điều đó sẽ giúp con trẻ cảm nhận vai trò của mình trong việc tác động, làm chủ hoặc thay đổi thế giới xung quanh.
3. Nhu cầu đặc biệt và khiếm khuyết:
Khi đề cập đến những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc khiếm khuyết, đa số chúng ta thường tập trung vào những gì làm chúng khác chúng ta hơn là những gì làm cho chúng ta giống nhau, điều này không nên một chút nào, đặc biệt đối với con trẻ.
Hãy giúp các con bạn nhìn thấy cách chúng giống với những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc khiếm khuyết. Kết nối những điểm tương đồng này giúp con bạn xây dựng sự đồng cảm đối với những người khác, những người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc kém may mắn hơn.
4. Chính trị:
"Nếu bạn muốn con bạn nói chuyện với bạn, bạn cần thảo luận về ưu và nhược điểm của một quyết định chính trị mà không bị phán xét". Đưa ra các ví dụ với thuật ngữ đơn giản cho trẻ nhỏ. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, hãy xem một chương trình thời sự hoặc bình luận chính trị và cho con bạn biết rằng chúng có thể đặt câu hỏi. Nếu con bạn khó chịu vì một kết quả chính trị hoặc một phong trào chính trị đi ngược lại những giá trị của gia đình bạn, hãy khuyến khích đứa trẻ tham gia và bày tỏ ý kiến của chúng. Ngay cả một đứa trẻ cũng có thể viết một lá thư (với sự giúp đỡ của bạn) cho một chính trị gia địa phương để chia sẻ quan điểm của chúng, nói với họ cách những đứa trẻ muốn bỏ phiếu về dự luật địa phương hoặc các chính sách quốc gia, hoặc hỏi làm thế nào chúng có thể tham gia.
5. Ma túy, rượu, thuốc lá:
Bạn và con bạn có thể đã nhìn thấy một nhân vật trong phim hút thuốc hoặc sử dụng ma túy. Có thể con bạn biết người lớn hoặc anh chị của bạn bè chúng uống rượu, hút thuốc. Tận dụng những thời điểm trò chuyện để giải thích về tác hại của ma túy, rượu, thuốc lá đến cơ thể của một người như thế nào. Đối với trẻ nhỏ, làm sao để cuộc trao đổi đơn giản dễ hiểu nhất, bạn có thể đi sâu vào chi tiết đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
6. Cái chết:
"Sử dụng những từ đơn giản, lắng nghe và an ủi". Bạn có thể nói về đám tang và nghi lễ cho các con, hãy cho con bạn bày tỏ cảm xúc về người đã chết. Nếu nguời thân, bạn bè hoặc thú cưng bị chết, hãy hỏi trẻ về cảm xúc của mình, hỏi trẻ nhớ những gì đặc biệt từ nguời hay thú cưng đó.
7. Bắt nạt:
"Có những chủ để sẽ không dễ dàng để nói chuyện". Nếu bạn nghi ngờ con mình bị bắt nạt, bạn nên hiểu rằng con bạn có thể xấu hổ khi nói ra. Nói với con bạn hãy lên tiếng và nói với kẻ bắt nạt một cách rõ ràng và bình tĩnh là hãy dừng lại. Nếu điều đó quá khó hoặc không giúp ích, hãy nói con bạn tránh xa kẻ bắt nạt và tìm một giáo viên có thể can thiệp.
Bạn cũng nên nói với con rằng tầm quan trọng của việc ngăn chặn tình trạng bắt nạt. Nếu con bạn nhìn thấy ai đó bị bắt nạt, hãy lặng lẽ tìm một giáo viên để ngăn chặn.
Nếu con bạn bắt nạt người khác, hãy giải thích cho bé rằng hành động của nó có thể làm tổn thương sâu sắc người khác. Nếu nó tiếp tục, xem xét cho con bạn gặp một tư vấn viên.
8. Sức khỏe tinh thần:
Cùng với câu hỏi "ngày hôm nay của con thế nào" thì cha mẹ cần đặt câu hỏi "con có khỏe không" đối với trẻ. Để con bạn cảm thấy yên tâm khi nói về cảm xúc của chúng. Trẻ em có thể thể hiện cảm giác buồn bã, căng thẳng hoặc trầm cảm giống như cách chúng có thể nói với bạn nếu chúng bị đau đầu hoặc đau bụng.
Nếu bạn muốn giải thích một triệu chứng bệnh cụ thể, hãy tự nghiên cứu sau đó nói bằng những từ đơn giản nhất. Bạn có thể nói với con bạn một người mắc bệnh hoặc triệu chứng đó có thể cảm thấy buồn, lo lắng, tức giận hoặc có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động.
Giải thích với con bạn rằng sẽ có những phương pháp, bác sĩ, và thuốc đặc biệt để giúp điều trị các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
9. Giới tính, đồng tình và ranh giới:
Tất cả trẻ em nên biết về những gì thích hợp để chạm vào hoặc bị chạm vào. Từ 2 đến 5 tuổi, trẻ nên được học về ranh giới, sử dụng một trò chơi đơn giản đánh dấu các vị trí mà trẻ được giải thích là không chạm vào người khác hoặc để người khác chạm vào. Khuyến khích trẻ nói với bạn khi trẻ cảm thấy không thoải mái, nhấn mạnh rằng trẻ có thể kể với bạn về việc chúng đã từng bị đụng chạm một cách không phù hợp.
Đối với trẻ từ 6 đến 10 tuổi, hãy thiết lập các quy tắc khi nói chuyện với người lạ, chia sẻ ảnh trực tuyến và trò chuyện trên mạng. Thảo luận ngay với cha mẹ khi con của bạn cảm thấy không thoải mái hoặc bất thường.
Nguồn: dịch từ bài viết trên website Parents.com
4. Chính trị:
"Nếu bạn muốn con bạn nói chuyện với bạn, bạn cần thảo luận về ưu và nhược điểm của một quyết định chính trị mà không bị phán xét". Đưa ra các ví dụ với thuật ngữ đơn giản cho trẻ nhỏ. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, hãy xem một chương trình thời sự hoặc bình luận chính trị và cho con bạn biết rằng chúng có thể đặt câu hỏi. Nếu con bạn khó chịu vì một kết quả chính trị hoặc một phong trào chính trị đi ngược lại những giá trị của gia đình bạn, hãy khuyến khích đứa trẻ tham gia và bày tỏ ý kiến của chúng. Ngay cả một đứa trẻ cũng có thể viết một lá thư (với sự giúp đỡ của bạn) cho một chính trị gia địa phương để chia sẻ quan điểm của chúng, nói với họ cách những đứa trẻ muốn bỏ phiếu về dự luật địa phương hoặc các chính sách quốc gia, hoặc hỏi làm thế nào chúng có thể tham gia.
5. Ma túy, rượu, thuốc lá:
Bạn và con bạn có thể đã nhìn thấy một nhân vật trong phim hút thuốc hoặc sử dụng ma túy. Có thể con bạn biết người lớn hoặc anh chị của bạn bè chúng uống rượu, hút thuốc. Tận dụng những thời điểm trò chuyện để giải thích về tác hại của ma túy, rượu, thuốc lá đến cơ thể của một người như thế nào. Đối với trẻ nhỏ, làm sao để cuộc trao đổi đơn giản dễ hiểu nhất, bạn có thể đi sâu vào chi tiết đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
6. Cái chết:
"Sử dụng những từ đơn giản, lắng nghe và an ủi". Bạn có thể nói về đám tang và nghi lễ cho các con, hãy cho con bạn bày tỏ cảm xúc về người đã chết. Nếu nguời thân, bạn bè hoặc thú cưng bị chết, hãy hỏi trẻ về cảm xúc của mình, hỏi trẻ nhớ những gì đặc biệt từ nguời hay thú cưng đó.
7. Bắt nạt:
"Có những chủ để sẽ không dễ dàng để nói chuyện". Nếu bạn nghi ngờ con mình bị bắt nạt, bạn nên hiểu rằng con bạn có thể xấu hổ khi nói ra. Nói với con bạn hãy lên tiếng và nói với kẻ bắt nạt một cách rõ ràng và bình tĩnh là hãy dừng lại. Nếu điều đó quá khó hoặc không giúp ích, hãy nói con bạn tránh xa kẻ bắt nạt và tìm một giáo viên có thể can thiệp.
Bạn cũng nên nói với con rằng tầm quan trọng của việc ngăn chặn tình trạng bắt nạt. Nếu con bạn nhìn thấy ai đó bị bắt nạt, hãy lặng lẽ tìm một giáo viên để ngăn chặn.
Nếu con bạn bắt nạt người khác, hãy giải thích cho bé rằng hành động của nó có thể làm tổn thương sâu sắc người khác. Nếu nó tiếp tục, xem xét cho con bạn gặp một tư vấn viên.
8. Sức khỏe tinh thần:
Cùng với câu hỏi "ngày hôm nay của con thế nào" thì cha mẹ cần đặt câu hỏi "con có khỏe không" đối với trẻ. Để con bạn cảm thấy yên tâm khi nói về cảm xúc của chúng. Trẻ em có thể thể hiện cảm giác buồn bã, căng thẳng hoặc trầm cảm giống như cách chúng có thể nói với bạn nếu chúng bị đau đầu hoặc đau bụng.
Nếu bạn muốn giải thích một triệu chứng bệnh cụ thể, hãy tự nghiên cứu sau đó nói bằng những từ đơn giản nhất. Bạn có thể nói với con bạn một người mắc bệnh hoặc triệu chứng đó có thể cảm thấy buồn, lo lắng, tức giận hoặc có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động.
Giải thích với con bạn rằng sẽ có những phương pháp, bác sĩ, và thuốc đặc biệt để giúp điều trị các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
9. Giới tính, đồng tình và ranh giới:
Tất cả trẻ em nên biết về những gì thích hợp để chạm vào hoặc bị chạm vào. Từ 2 đến 5 tuổi, trẻ nên được học về ranh giới, sử dụng một trò chơi đơn giản đánh dấu các vị trí mà trẻ được giải thích là không chạm vào người khác hoặc để người khác chạm vào. Khuyến khích trẻ nói với bạn khi trẻ cảm thấy không thoải mái, nhấn mạnh rằng trẻ có thể kể với bạn về việc chúng đã từng bị đụng chạm một cách không phù hợp.
Đối với trẻ từ 6 đến 10 tuổi, hãy thiết lập các quy tắc khi nói chuyện với người lạ, chia sẻ ảnh trực tuyến và trò chuyện trên mạng. Thảo luận ngay với cha mẹ khi con của bạn cảm thấy không thoải mái hoặc bất thường.
Nguồn: dịch từ bài viết trên website Parents.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét